☯ [vuuthanhdichhocduong – Triết lý nhân sinh] QUẺ BỈ-THÁI TRONG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

☯ [vuuthanhdichhocduong – Triết lý nhân sinh] QUẺ BỈ-THÁI TRONG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

“Hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai”

Bỉ ở đây là quẻ Thiên địa bỉ, tức là tượng: Khí Dương trên càng thăng, khí Âm dưới càng giáng thì khoảng cách càng xa, đến độ không gặp được nữa, gián cách, bế tắc, không thông thương, chấm hết Nên Bỉ là:  

“Có khoảng cách, cách xa, gián đoạn, không thông, bế tắc, không tương cảm nhau, gièm pha, chê bai, theo ý riêng, lôi thôi, rối loạn, tranh đua Người vắng mặt, nghìn trùng xa cách, dấu chấm câu, chấm hết, phiến loạn, đảo chánh, tuyệt khí, tử vong, thua trận, kinh mát (kính râm), hắc ám, v.v” (trích Kinh dịch xưa và nay).

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Trong hôn nhân gia đình, Khi mới cưới nhau (sau khi tìm hiểu và thời gian dài yêu thương nhau). Bắt đầu cuộc sống chung và khi bắt đầu có những đứa trẻ ra đời mâu thuẫn gia đình thường xảy ra. Do điều kiện và môi trường, trình độ học vấn của 2 gia đình khác nhau, nên thường không có tiếng nói chung. Mâu thuẫn phát sinh từ đây Tiền nhân gọi là Giai đoạn “Đám cưới Giấy” mong manh dễ vỡ, và lúc này 2 vợ chồng son thường cải nhau, dễ bỏ nhà ra đi vì Cả hai vợ chồng thường dùng từ Hiển nhiên: anh ấy thương tôi nên anh ấy phải làm việc đó trước khi tôi về; chị ấy ở nhà là phải nấu cơm đợi tôi về mới được ăn cơm, .. và .. Nhưng anh ấy chị ấy có biết đâu Tôi hôm nay bận túi bụi, phải đưa mẹ chồng đi khám bệnh, chị dâu bụng,.. và ..Và cái tôi, cái tư của ai cũng lớn Nên ngày càng xa cách để khỏi phải cải nhau, nên dần bị ách tắc Đó là phần lớn của chữ bỉ (Thiên địa bỉ).

Thái lai: (hay Thới lai) là quẻ Địa Thiên Thái, tức là tượng: Khí âm giáng xuống khí dương giao lên, âm dương có giao thông thì muôn vật mới sinh thành. Ba dương đến mà ở trong, ba âm đi mà ở ngoài là âm dương chính vị, Nên quẻ Thái là:

“Thông thương, thông đạt, thông hiểu, thông suốt, quen thuộc, quen biết, rành rẽ, điều hoà, nhịp nhàng, ăn khớp, giao thông, giao hoà, Chuyên gia, chuyên viên, thông minh, thông cáo, trạm điều phối giao thông, điều khiển trái banh, lưu loát, nồi nào vung nấy,…” (trích Kinh dịch xưa và nay).

Nhưng, sau một thời gian tranh giành chính vị và được sự giúp đỡ, khuyên nhủ của mọi người thì gia đình càng hạnh phúc và đến 1 giai đoạn được gọi là đám cưới vàng, đám cưới kim cương.

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Tại sao vậy? Bởi vì lúc này hai vợ chồng đã biết lắng nghe nhau; ngồi bàn với nhau. Tạo ra quy luật cho nhau; đó là chữ thái đã nói ở trên.

Và lúc này Vợ biết rằng sở thích của ông chồng, và ông chồng cũng biết sở thích của bà vợ ,.. Thật ra sở thích của các ông chồng thật đơn giản. Họ Thích được khen, thích được làm thầy, thích làm cha, thích làm chồng,.. Quan trọng nhất  Họ thích được tôn trọng

Sau khi bàn bạc Chồng cũng thấy rằng vợ mình thích làm mẹ, thích bao bọc, thích la rầy khi thấy nguy hiểm, … Nói chung phụ Nữ thích sự An Toàn. An toàn trong tình cảm, an toàn trong kinh tế, anh toàn trong nuôi dạy con cái..

Vậy Thái là:

Chồng phải biết vợ mình cần cao nhất là sự An Toàn.

Vợ Phải biết chồng mình cần nhất là sự Tôn Trọng.

Khi hiểu rõ điều này cần phải thực hiện như sau:

Phải khôn trước Kiền sau, Tức phải phân rõ ranh giới của nhau Ví dụ 2 người cùng ngồi với nhau để bàn cách dạy con, cách phải mua cái gì, trong khả năng hiện hữu của gia đình.

Làm được như vậy gia đình sẽ hạnh phúc.

Scroll to Top